Samsun Web Tasarim Polis malzemeleri Samsun ilaçlama Samsun çilingir farmasi üye ol Farmasi katalog Samsun atakum çilingir farmasi direktör Farmasi üye ol hacklink hacklink

“Nô lệ” thời đại mới? Nô lệ của công nghệ!
Ngày đăng 15/08/2017, 21:55

[WEF, 2017, Forest Whitaker]

Với những người da đen ở Mỹ, chúng tôi đến Mỹ khi là những nô lệ.  Để từ đó đến khi chúng ta có Tổng thống Obama (tổng thống da màu đầu tiên ở Mỹ - ND), chúng tôi đã trải qua một chặng đường dài.  Và vẫn còn một chặng đường dài tiếp tục trước mặt” - Forest Whitaker, WEF, 2017 [1]

Tại hội nghị Diễn Đàn Kinh tế Thế giới 2017 tại Davos, một diễn giả đã nhắc đến lịch sử đau thương của người Mỹ da đen, những thế hệ nô lệ khi đến Mỹ [1].

Nếu trong thời đại số, thời đại của kinh tế tri thức và cách mạng công nghiệp 4.0 như chủ đề của Davos 2017 nêu ra, lý do gì cần nhắc đến “nô lệ” ở đây?

Hóa ra, có lý do của nó, vì chúng ta có lẽ đang bước vào kỷ nguyên của thời nô lệ mới! Đúng, chính chúng ta đang là nô lệ cho công nghệ, cho hệ thống trí tuệ thông minh có khả năng “triệt tiêu” các hệ thống phát triển con người, để có thể trở thành con người đúng nghĩa.

Có thể các bạn sẽ cười, vì làm gì có thể so sánh con người thời đại số với nô lệ thời cách đây hơn 10 thế kỷ?

Chúng ta hãy xem định nghĩa về nô lệ là gì nhé. 

Theo từ điển của Oxford, nô lệ “là người thuộc sở hữu tài sản của người khác và bị buộc phải thuộc về sở hữu của họ” [2].  Tình trạng nô lệ, được hiểu là người bị hạn chế tự do hoặc bị buộc vào tình trạng này, bị bóc lột, bị khai thác, bị cưỡng bức, mà không có sự đồng thuận hay có sự lựa chọn nào khác [3], do bởi thực tiễn thể chế đã bảo hộ cho tình trạng này.

Lịch sử ghi lại, chúng ta, cả nhân loại đã có một vết nhơ, về lịch sử buôn bán nô lệ kéo dài từ thế kỷ thứ 8 đến thế kỷ 20 [4], và cho đến nay, hình thức buôn bán người vẫn đang là một cuộc đấu tranh chưa có hồi kết trên toàn thế giới [5].

Vậy, điều này liên quan gì đến công nghệ và khái niệm “nô lệ thời đại mới”?

Chúng ta đang ở trong thời đại của cách mạng công nghệ, mà dù có đánh số hay không, cũng phải thừa nhận, những công nghệ này đang phát triển quá nhanh và tạo ra những “đổ vỡ”[6], cả về góc độ phát triển kinh tế gây bất bình đẳng xã hội, cả về góc độ phụ thuộc đến kinh ngạc của con người với công nghệ, mà chính điều này có lẽ, theo quan điểm cá nhân tôi, đã tạo nên những thế hệ nô lệ mới phụ thuộc vào công nghệ, và đi theo những điều chỉnh của công nghệ mà không thúc đẩy tính tiến bộ nhân văn của xã hội. 

Có mấy dẫn chứng sau để chia xẻ:

8 người có thu nhập bằng ½ thế giới, và tất cả đều là chủ sở hữu công ty công nghệ hoặc có đầu tư vào công nghệ [7]

[CNN]

Sẽ có người lập luận rằng, những người giàu mà bằng trí tuệ, tri thức và phát triển công nghệ thì tốt cho xã hội nói chung. 

Điều này đúng, nhưng chưa đủ.  Nếu lấy ví dụ về bất bình đẳng về thu nhập của xã hội Mỹ trong hơn 30 năm qua ra nghiên cứu, người ta đã tìm ra được dòng chảy của số người có thu nhập trung bình của Mỹ đang tụt xuống hơn 30%, trong khi số người giàu nhất 1% tăng lên và số thu nhập họ thu được cũng tăng lên 20% (xin xem bảng dưới đây).

[CNN. Money] [8]

Câu chuyện về bất bình đẳng về thu nhập, về cơ hội vươn lên của những người thu nhập thấp, thiếu cơ hội tiếp cận với học tập và chăm sóc sức khỏe [9], mà tạo ra những rào cản lớn đến độ Gallup đã có nghiên cứu với tên gọi “Không hồi phục – Phân tích dài hạn cho phát triển hiệu quả bị suy giảm” [10].   Điều này không hề chỉ là vấn đề của nước Mỹ, mà đã trở thành vấn đề của toàn cầu, như Davos 2017 nêu ra một cách cụ thể, những thách thức cho một thế giới tốt đẹp!

Sức mạnh của công nghệ và ảnh hưởng của nó với từng cá nhân

Có lẽ chúng ta không ngạc nhiên với những tên tuổi của mạng xã hội và công cụ tra cứu nêu trên, Facebook, Instagram, Twitter, Pinterest, LinkIn, cùng các hệ thống Google, Yahoo, Hotmail…

Nói riêng về Facebook, theo thông báo gần đây nhất, họ có 2 tỷ [11] người dùng trên thế giới, trong đó Việt nam đóng góp khoảng 40 triệu người [12], mà hầu hết là dùng để giải trí.

Riêng với hệ thống Google, chắc ai chúng ta cũng biết Microsoft họ đã kết nối với LinkIn, Skype với Outlook 365, tạo nên hệ thống kết nối chặt chẽ giữa các hệ thống để người dùng có thể khai thác nhiều hơn các ứng dụng, và qua đó, cũng hợp nhất hầu hết các dữ liệu người dùng ở các kênh mạng xã hội và phương tiện liên lạc trên đây [13].

Icloud có lẽ sẽ là một hệ thống tích hợp cao nhất hiện nay cho tất cả các ứng dụng và lưu trữ trên toàn thế giới, từ cá nhân cho đến tập đoàn, dựa trên những công nghệ big database (dữ liệu lớn).

Tất cả những điều này không hề có gì có vẻ tệ cả, trừ một điều duy nhất, con người đã “quá” phụ thuộc vào công nghệ, cụ thể là máy tính, điện thoại thông minh, các công nghệ sử dụng AI (trí tuệ thông minh), và robot (thay thế nhân lực trong các ngành nghề).

Chúng ta là nô lệ của công nghệ?

[Oxfam 2016 , [7]

Với công nghệ phát triển, khoảng cách giàu nghèo và bất bình đẳng giữa cá nhân – cá nhân, giữa quốc gia – quốc gia ngày càng gia tăng.  Mặc dù có những tỷ phú kiểm rất nhiều tiền qua từng đêm, hàng tỷ người ở các châu lục, đặc biệt ở châu Phi và châu Á vẫn đang sống dưới mức nghèo của Liên Hợp Quốc đưa ra, $2/ngày.
Điều quan trọng là có vẻ như không có cơ hội nào cho những người dân ở những quốc gia nghèo, quốc gia bị chiến tranh tàn phá có cơ hội phát triển và vượt qua nỗi nghèo định mệnh. Những khủng hoảng mang tính toàn cầu, như về người tỵ nạn, về biến đổi khí hậu, về ô nhiễm, về thu nhập, về nợ…đang biến thế giới trở nên bất ổn và như là một hệ quả, chiến tranh, nội chiến, khủng bố, tranh chấp…xảy ra ngày càng nhiều, và trên diện rộng.
Trong bối cảnh này, bất chấp chuyện gì xảy ra, số người sử dụng điện thoại di động và máy tính cá nhân vẫn tăng lên đáng kể [14].  Theo đó, nếu có ai quan tâm và nghiên cứu, số giờ con người (đặc biệt là người trẻ) sử dụng máy tính và điện thoại thông minh ngày càng tăng…trong khi họ không hề biết là việc họ càng dùng máy tính và điện thoại thông minh, họ đang được “đọc” và “nghiên cứu” bởi các công ty công nghệ ngày càng nhiều, và theo đó, như ai đó có nói, trí tuệ thông minh đang dần thay thế trí tuệ con người!
Chúng ta đã để công nghệ kiểm soát cuộc sống của mình…Nếu ai không tin, xin hãy trả lời việc bạn có thể sống thiếu internet, thiếu điện thoại thông minh và máy tính trong thời gian bao lâu? [15]
Trong mọi giao dịch trên các mạng xã hội hay trong bất kỳ liên kết nào với internet, bạn có biết các thông tin cá nhân của bạn đã được thu thập, chia xẻ và rao bán, bất chấp việc bạn có đồng ý hay không? [15, 16]
Trong hầu hết các trang mạng mà bạn giao kết, các chủ mạng và các dịch vụ cung cấp online đều cam kết việc đảm bảo tính bảo mật cho bạn, tôn trọng quyền cá nhân của bạn. Nhưng thực tế hoàn toàn khác, khi bạn đọc kỹ điều khoản về sử dụng của họ, điều khoản về cam kết bảo mật của các trang mạng xã hội, các hệ thống cung ứng dịch vụ online và tra cứu, đều có điều khoản mở cho phép họ được quyền chia xẻ thông tin cá nhân của chúng ta cho các bên thứ ba, các đối tác hay các chương trình nghiên cứu nhằm giúp họ “thỏa mãn” nhu cầu khách hàng, và chúng ta không có lựa chọn khác? Vậy, còn gì là bảo mật thông tin cá nhân? Còn gì là tôn trọng quyền con người trong các giao dịch này?
Bất chấp việc chúng ta đã tiến đến thế kỷ 21 hơn 20 năm, sống trong một thế giới “chuyển động” (vạn vật chuyển động - mobility), con người đã trở thành đối tượng “săn mồi” của công nghệ!
Nếu đọc kỹ lại định nghĩa về nô lệ trên đây, [nô lệ “là người thuộc sở hữu tài sản của người khác và bị buộc phải thuộc về sở hữu của họ”], liệu có quá rõ khi chúng ta đã là nô lệ của công nghệ, hay chính xác hơn, là nô lệ của các hãng công nghệ?
Một điều vô cùng đáng thất vọng cho cái gọi là tiến bộ của loài người, khi nhìn thấy những dữ liệu cá nhân, một phần sở hữu gắn chặt với quyền nhân thân của con người được rao bán, được thu thập, được phân tích, chỉ nhằm những mục đích kiếm lời, bất chấp tuyên ngôn về quyền con người của Liên Hợp Quốc nêu rất rõ về “quyền được sống, được tự do, và an toàn cá nhân” [17].
Làm sao có thể có tự do, có an toàn cá nhân khi những dữ liệu cá nhân được mua bán và trao đổi, nhằm lôi cuốn con người ngày càng lệ thuộc vào mình?  Làm sao có được an toàn cá nhân, khi bản thân an toàn quốc gia về dữ liệu cũng liên tục bị khủng hoảng? Làm sao để an toàn, khi bản thân mọi hoạt động của chúng ta khi kết nối với internet cũng là khi chúng ta được “giám sát”, được “theo dõi” một cách tự động, và nếu có ai đó chủ ý muốn “trộm cướp”, từ tên tuổi, hình ảnh, thông tin cá nhân, câu hỏi bảo mật, mạng lưới quan hệ cá nhân …tất cả đều có thể diễn ra mà không có bất kỳ sự bảo hộ thích hợp nào từ người cung ứng dịch vụ?
Liệu có thể nhân danh công nghệ và miễn phí chương trình kết nối, cả thế giới phụ thuộc vào 5 công ty công nghệ hay không [18]? Liệu chúng ta có đang bước vào thời kỳ “đồng hóa” (homogene) lớn nhất, bởi những sự “áp đặt” về công nghệ, nội dung được tiếp cận, mà cả thế giới, nhất là các nước đang phát triển thực sự phải dùng, vì không có lựa chọn nào khác?
Để kết, tôi muốn được trích dẫn nguyên lý quản trị công nghệ và xã hội, do Giáo sư Klaus Schwab tuyên bố trong Davos 2017 [19] - Công nghệ phải tuân thủ đạo đức và phục vụ con người:
Chúng ta đối mặt với các mô hình kinh doanh mới cùng với các vấn đề về đạo đức, an toàn, và câu chuyện xã hội, cũng như song hành cùng với việc sử dụng các công nghệ tiên tiến trong cuộc sống này.
Nhưng chúng ta nhìn chung lại chưa trả lời được những câu hỏi cơ bản nhất về những vấn đề dễ gây tranh cãi nhất, chẳng hạn như:
quyền sở hữu cơ sở dữ liệu cá nhân, an ninh mạng xã hội và hệ thống hạ tầng mạng xã hội, hay quyền và trách nhiệm của những nhà lãnh đạo trong các mảng hoạt động kinh doanh mới mẻ này.
Vì một tương lai tốt đẹp, chúng ta buộc phải hỏi mình, bằng cách nào, tất cả chúng ta và các hệ thống công nghệ mà chúng ta thiết kế và làm ra, có thể phục vụ những mục tiêu phù hợp và không để chúng ta bị biến thành công cụ của công nghệ.  
Những nỗ lực của chúng ta cần được tập trung vào sử dụng ảnh hưởng của Cách Mạng Công nghệ lần 4 này cho con người, cho xã hội và cho môi trường, chứ không phải chỉ tập trung vào sự tiến bộ của công nghệ hay tính hiệu quả dưới góc nhìn kinh tế.” 

Tài liệu tham khảo:
[1] https://www.weforum.org/agenda/2017/01/forest-whitaker-obama-davos-2017/
[2] https://en.oxforddictionaries.com/definition/slave
[3] http://www.dictionary.com/browse/slavery
[4] https://en.wikipedia.org/wiki/Atlantic_slave_trade
[5] https://www.dosomething.org/us/facts/11-facts-about-human-trafficking
[6] http://hbswk.hbs.edu/item/how-technological-disruption-changes-everything
[7] https://www.oxfam.org/en/pressroom/pressreleases/2017-01-16/just-8-men-own-same-wealth-half-world
[8] http://money.cnn.com/2016/12/22/news/economy/us-inequality-worse/index.html
[9] https://www.youtube.com/watch?v=QPKKQnijnsM – Wealth inquality in America
[10] http://www.gallup.com/reports/198776/no-recovery-analysis-long-term-productivity-decline.aspx
[11] http://www.telegraph.co.uk/technology/2017/05/03/facebook-approaches-2-billion-users/
[12] http://dantri.com.vn/suc-manh-so/google-nguoi-viet-nam-chu-yeu-dung-smartphone-de-chup-anh-1415799703.htm
[13] https://cmamarketingsolutions.com/how-microsofts-acquisition-of-linkedin-will-affect-your-social-media-strategy/
[14] http://www.gartner.com/newsroom/id/3468817
[15] https://www.theguardian.com/commentisfree/2016/nov/28/technology-our-lives-control-us-internet-giants-data
[16] http://www.economist.com/blogs/schumpeter/2014/06/who-owns-your-personal-data
[17] https://vi.wikipedia.org/wiki/Tuy%C3%AAn_ng%C3%B4n_Qu%E1%BB%91c_t%E1%BA%BF_Nh%C3%A2n_quy%E1%BB%81n
[18] https://www.nytimes.com/2016/01/21/technology/techs-frightful-5-will-dominate-digital-life-for-foreseeable-future.html
[19] http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Bon-nguyen-ly-lanh-dao-cho-Cach-Mang-Cong-nghiep-40-post173490.gd

Nguyễn Thị Lan Hương – NEWASIA GLOBAL LEARNING

Bài viết bạn có thể quan tâm
Tin tức nổi bật
Học “bảo vệ” bản thân thế nào trong thời đại IoT?
Học “bảo vệ” bản thân thế nào trong thời đại IoT?
Nợ và Tương lai của Giáo dục Thế kỷ 21
Nợ và Tương lai của Giáo dục Thế kỷ 21
​NHỮNG THÁCH THỨC CHO GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ QUỐC TẾ HÓA GIÁO DỤC CỦA VIỆT NAM
NHỮNG THÁCH THỨC CHO GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ QUỐC TẾ HÓA GIÁO DỤC CỦA VIỆT NAM – GÓC NHÌN CỦA “NGƯỜI TRONG CUỘC”
Impacts of library and self-learning by VEF and FETP students to complete programs
Impacts of library and self-learning by VEF and FETP students to complete programs
Chống lại “cái chết” do internet và mạng xã hội ở Việt nam
Chống lại “cái chết” do internet và mạng xã hội ở Việt nam
Chia sẻ nổi bật